“Trạng thái bình thường mới”

THÍCH ỨNG VỚI “TRẠNG THÁI BÌNH THƯỜNG MỚI” TRONG PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19

“Trạng thái bình thường mới” là yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội, nâng cao khả năng thích ứng của mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội của đất nước trong bối cảnh mới, nhất là bối cảnh đại dịch COVID -19. Trạng thái này đòi hỏi mọi cá nhân, cộng đồng, tổ chức và giai tầng xã hội, nhất là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý phải có tư duy mới, tầm nhìn mới, cách làm mới để đạt được những mục tiêu mà Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã đề ra.

Vận chuyển hàng hóa hoạt động trở lại

HIỂU VỀ “TRẠNG THÁI BÌNH THƯỜNG MỚI”

Từ đầu năm 2020, đại dịch COVID-19 xảy ra trên toàn cầu, tạo nên cuộc khủng hoảng đa chiều, tác động đến nhiều ngành nghề khác nhau, cuộc sống vật chất lẫn tinh thần của con người. “Trạng thái bình thường mới” được dùng để đề cập tới sự thay đổi về các hoạt động, quan hệ xã hội và hành vi con người sau đại dịch COVID-19. 

Dịch COVID-19 đã và đang làm thay đổi toàn diện cấu trúc xã hội mang tính lâu dài. “Trạng thái bình thường mới” hiểu đơn giản là những điều khác với những cái cũ. Có thể là những điểm mà trước đây được cho là bất bình thường tưhì sẽ trở nên bình thường. Hoặc cũng có thể là những điều mà trước đây chúng ta đang phấn đấu để thực hiện thì nay, trong điều kiện mới bắt buộc chúng ta phải thực hiện nó nhanh hơn, nhằm thích ứng với tình hình mới.

“Trạng thái bình thường mới” COVID-19 là trạng thái mà tại đó đất nước vừa tập trung chống dịch, vừa khôi phục và phát triển lại nền kinh tế như lúc ban đầu. Có 4 điểm đặc trưng để nhận diện “trạng thái bình thường mới”, đó là: 

  • 1) Khi làm bất kỳ việc gì, phải vừa đảm bảo tính hiệu quả vừa đảm bảo mục tiêu;
  • 2) Dịch bệnh là vấn đề diễn ra trên quy mô toàn cầu, tình huống bất thường không ai đoán trước được, tác động đến mọi giai tầng xã hội, không phụ thuộc vào trình độ phát triển hay thể chế chính trị;
  • 3) Tác động của dịch bệnh đòi hỏi mỗi con người, tổ chức và toàn bộ hệ thống xã hội phải năng động và có khả năng chống chịu và thích ứng với bối cảnh mới;
  • 4) Đặt ra nhiều vấn đề phải định hình lại, phải đối mặt với nhiều rủi ro xã hội: dịch bệnh, thiên tai, biến đổi khí hậu…
Trạng thái bình thường mới
TRẠNG THÁI BÌNH THƯỜNG MỚI

MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA

Đại dịch COVID-19 đã và đang thay đổi cách sống, làm việc và kết nối của con người trong xã hội. “Trạng thái bình thường mới” do đại dịch COVID-19 đặt ra những vấn đề mới cho quản lý trên bình diện quốc gia và toàn cầu, đòi hỏi phải có những điều chỉnh chính sách thích hợp và khôn khéo.

Chính sách ứng phó trong “trạng thái bình thường mới” do dịch COVID-19, lấy phục hồi và phát triển kinh tế là trung tâm nhưng để phát triển bền vững thì con người và môi trường mới là cái đích và nền tảng mà Đảng và Nhà nước ta đã nhiều lần khẳng định.

Trong gần 2 năm qua, Việt Nam phòng, chống đại dịch COVID-19 trong điều kiện bị động; hầu như toàn bộ trang thiết bị, máy móc, sinh phẩm, vaccine và thuốc chữa bệnh đều phải nhập khẩu; nền kinh tế còn khó khăn; các biện pháp công nghệ cũng chưa bảo đảm; việc phân cấp, phân quyền còn không ít bất cập.

Tuy nhiên, Việt Nam đang xây dựng hướng dẫn thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả dịch bệnh COVID-19. Với việc Chính phủ đề ra 6 nguyên tắc phải quán triệt sâu rộng trong toàn bộ hệ thống xã hội: Y tế là trụ cột, là trung tâm; kinh tế là cơ sở, là nền tảng; dữ liệu khoa học, công nghệ là then chốt; ổn định chính trị-xã hội là trọng yếu và thường xuyên; vaccine, thuốc chữa bệnh và ý thức người dân là điều kiện tiên quyết; an toàn để sản xuất, sản xuất phải an toàn.

Phải kết hợp hài hòa giữa tổng thể và cụ thể, giữa phổ biến và đặc thù, chính sách chung nhưng tổ chức thực hiện phải linh hoạt, phù hợp đặc thù từng nơi, từng thời điểm.

Chính phủ đang khẩn trương xây dựng hướng dẫn tạm thời để thực hiện chủ trương chuyển trạng thái từ “không COVID” sang “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả dịch COVID-19”. Tuy nhiên, do chính sách có phạm vi rộng lớn, song lại khoanh hẹp đến tận phường, xã, thị trấn, đến tổ dân phố, ấp, bản, thôn và tác động tới toàn bộ các đối tượng là nhân dân, doanh nghiệp… nên phải có bước đi thận trọng, chắc chắn, rõ đến đâu làm đến đó, vừa làm vừa bổ sung, sơ kết, đúc rút kinh nghiệm rồi hoàn thiện dần. 

Để chiến thắng đại dịch COVID chúng ta cần phải vừa làm, vừa rút kinh nghiệm, vừa điều chỉnh cho kịp thời, phù hợp. Để làm được điều này, cần phải tổ chức thu thập dữ liệu cho đầy đủ, khách quan. Đồng thời, cần tiếp cận nhanh chóng thông tin, dữ liệu và tri thức của thế giới trong phòng, chống dịch COVID-19.

Các giải pháp trong phòng, chống đại dịch COVID-19 trong “trạng thái bình thường mới” cần được xây dựng và thực hiện một cách tổng thể, đồng bộ từ chính hệ thống các thiết chế xã hội có liên quan, đó là: thiết chế y tế, thiết chế pháp luật, thiết chế chính trị, thiết chế kinh tế, thiết chế gia đình, thiết chế giáo dục, thiết chế đạo đức, thiết chế văn hóa, thiết chế khoa học-công nghệ, thiết chế truyền thông, thiết chế dư luận xã hội…

Hoạt động vận tải

NÂNG CAO NĂNG LỰC TỰ THÍCH ỨNG, THÍCH NGHI CỦA NGƯỜI DÂN

Thực tiễn cho thấy,ngoài sự vào cuộc quyết liệt của các cấp chính quyền, ngành y tế trong việc truy vết, cách ly, xét nghiệm, điều trị, thì sự đồng lòng ủng hộ của người dân thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong cộng đồng là điều kiện quan trọng hàng đầu để kịp thời khống chế dịch bệnh.

Trong “trạng thái bình thường mới”, một số hoạt động đang dần trở lại bình thường, nhưng đại dịch COVID-19 vẫn tiếp tục đòi hỏi các giải pháp kiểm soát chặt chẽ. Trong một vài thời điểm, có thể cần có những hoạt động giãn cách xã hội, thậm chí phong toả từng bộ phận để chống dịch COVID-19.

Mỗi người dân cần tự ý thức, hết sức cân nhắc để tự hạn chế và kiểm soát nhu cầu  nhu cầu đi lại, nhu cầu giao tiếp, tụ tập nơi đông người… của bản thân. Đồng thời, tăng thời gian làm việc tại nhà, nhận hàng hóa tại nhà; cân bằng nhu cầu sống và làm việc trong một không gian hạn chế.

Khi thực hiện “trạng thái bình thường mới”, người dân cần phải tuân thủ nguyên tắc 5K; sử dụng mã khai báo QR tại các chốt kiểm soát và cài đặt các ứng dụng về COVID-19. Khi có thông báo tiêm vaccine trên địa bàn, người dân cần đăng ký và chủ động tiêm chủng. Nếu người dân có các triệu chứng về bệnh COVID-19, phải liên hệ với y tế tại địa phương ngay lập tức, không được tự ý di chuyển đến bệnh viện.

Nâng lực cao tự chăm sóc khi không may bị nhiễm bệnh. Khi đã được tiêm vaccine, người dân nếu nhiễm bệnh phải khai báo y tế; tự cách ly, chăm sóc, điều trị tại nhà theo hướng dẫn của ngành Y tế.

Mỗi người dân cần tự tạo thói quen với “trạng thái bình thường mới”. Ví dụ, việc hạn chế người vào thăm động viên bệnh nhân trong bệnh viện là rất cần thiết trên nhiều khía cạnh về đảm bảo trên các khía cạnh y tế, vệ sinh dịch tễ, văn hóa và quan hệ xã hội.

Tại những nơi tập trung đông người tiếp xúc gần, có nguy cơ cao lây nhiễm COVID-19, thay vì thường xuyên diễn ra trong không gian khép kín và đông đúc như trước đây, các hoạt động này cần hướng đến xu hướng được tổ chức trong không gian mở, ngoài trời nhằm thích ứng “trạng thái bình thường mới”.  

Các Dịch Vụ Vận Chuyển Của Hà Lâm

Vận tải Hà Lâm

Liên Hệ Vận Chuyển Hàng Hóa Bắc – Trung – Nam Giá Rẻ Ms Tuyết 0774.246.579

CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ VẬN TẢI HÀ LÂM

Hotline: 0774246579

Email : tuyet.ctyhalam@gmail.com

Địa Chỉ: 27 Đường TA 10, KP 3, P. Thới An, Quận 12, TP. HCM

Kho TP.HCM: Số 2 Bis, Quốc Lộ 1A, P. Trung Mỹ Tây, Quận 12, TP.HCM

Kho Hà Nội: Bãi Xe 808, Cao Tốc Pháp Vân, P. Hoàng Liệt, Quận Hoàng Mai, Hà Nội

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Call Now Button