Xăng dầu liên tục tăng giá, doanh nghiệp vận tải chật vật xoay xở
Giá xăng dầu tăng cao cũng gây áp lực trực tiếp tới đời sống của người dân cũng như các hoạt động sản xuất, kinh doanh khác như logistics, đánh bắt xa bờ của ngư dân.
Theo Hiệp hội Vận tải Hà Nội, chi phí cho xăng dầu chiếm tới 40% trong cơ cấu giá cước vận tải. Do đó, khi giá xăng dầu liên tục tăng từ trước Tết đến nay, đã tác động trực tiếp đến hoạt động của doanh nghiệp, gây áp lực lớn lên chi phí vận hành, kinh doanh.
Mục lục
Giá dầu thô sau khi lên tới hơn 105 USD/thùng
Giá dầu WTI của Mỹ tăng 1,44% lên 94,25 USD/thùng vào lúc 7h30 (giờ Việt Nam) ngày 25/2. Trong khi giá dầu thô Brent giao tháng 2 tăng 2,57% lên 99,41 USD/thùng.
Mức tăng này đã vượt đỉnh lịch sử thiết lập hồi tháng 7/2013 với xăng RON95-III là gần 1.000 đồng/lít.
Mặc dù gặp rất nhiều khó khăn do giá xăng dầu tăng cao, tuy nhiên, một số doanh nghiệp vận tải vẫn giữ nguyên giá cước để hỗ trợ khách hàng, nhất là những người lao động chịu ảnh hưởng nặng bởi dịch COVID-19 vừa qua.
Giá xăng dầu tăng mạnh đã tác động trực tiếp đến hoạt động của các doanh nghiệp vận tải và nhiều đơn vị vẫn đang nghe ngóng, tính toán để chiều chỉnh cơ cấu giá thành vận tải. Cùng đó, nhiều doanh nghiệp vận tải hàng hoá cho biết đã hết sức chịu đựng và buộc tăng giá cước vận tải mới có thể duy trì hoạt động.
Doanh nghiệp vận tải đang tính đến tăng giá cước theo xăng dầu.
Ông Hồ Ngọc Lâm – Giám đốc Công ty Vận tải Hà Lâm chuyên vận chuyển hàng hóa Nam – Bắc (và ngược lại) cho hay, các xe của đơn vị chỉ mới hoạt động được 50% trên tống số phương tiện vận chuyển, và hiện đang từng bước khôi phục.
“Giá nhiên liệu tăng liên tục càng làm đơn vị vận tải khó khăn hơn. Mặc dù chúng tôi đã rất cố gắng giữ giá cước nhưng sự biến động tại thời điểm hiện nay, chúng tôi không thể nào không tăng cước vận chuyển” Ông Lâm nói.
Theo ông Nguyễn Văn Quyền, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam, chi phí nhiên liệu hiện chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu giá thành vận tải. Nhà nước hiện không quản lý giá cước vận tải mà để doanh nghiệp tự quyết định, không loại trừ khi tăng giá nhiên liệu, doanh nghiệp sẽ tăng giá cước để cân đối thu chi.
“Khi mặt bằng giá cước mới sẽ tác động tiêu cực, làm chậm thêm quá trình phục hồi thị trường vận tải và nhu cầu đi lại của hành khách sau đại dịch và người tiêu dùng sẽ phải gánh chịu hậu quả của việc tăng giá này”, ông Quyền nhìn nhận.
Nhiều ngành nghề khác cũng bị ảnh hưởng khi giá nhiên liệu tăng
Ngoài lĩnh vực vận tải thì các doanh nghiệp xây dựng cũng ảnh hưởng không nhỏ khi giá nhiên liệu tăng. Có những doanh nghiệp sử dụng hàng chục xe, máy các loại phục vụ thi công công trình, hằng ngày tiêu thụ lượng lớn dầu diesel. Nhiên liệu tăng giá mạnh khiến chi phí phát sinh thêm hàng chục triệu đồng mỗi tháng so với cách đây hơn 1 năm.
Giá xăng dầu tăng đã ảnh hưởng đến chi phí vận chuyển và điều lo ngại nhất là hiệu ứng tăng giá dây chuyền tác động đến giá cả của nhiều loại hàng hóa, dịch vụ trên thị trường và cuối cùng người tiêu dùng phải gánh chịu.
Để tránh tình trạng “tát nước theo mưa”, các cơ quan chức năng cần làm tốt công tác kiểm tra, kiểm soát chặt các phương án kê khai giá, kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm, tăng giá bất hợp lý nhằm thu lợi bất chính.
Doanh nghiệp vận tải lao đao vì giá xăng dầu tăng cao ngất ngưởng
Đưa ra con số mức thu loại thuế bảo vệ môi trường thu qua xăng dầu đang khá lớn từ 3.800-4.000 đồng/lít, ông Quyền kiến nghị Nhà nước cần xem xét điều chỉnh giảm loại thuế này, qua đó sẽ giảm được giá loại nhiên liệu. Đây là giải pháp cấp thiết hỗ trợ doanh nghiệp và người dân.
Trước sức ép từ dịch bệnh và giá nhiên liệu tăng cao, được biết các đơn vị vận tải đã áp dụng công nghệ và quy trình xử lý khoa học vào vận hành, cũng như sử dụng xe tải đời mới nhằm tối ưu, tiết kiệm nhiên liệu, kiểm soát các chi phí.
Tuy nhiên, nếu giá xăng dầu tiếp tục tăng trong thời gian tới thì sẽ không tránh khỏi việc các doanh nghiệp vận tải, logistics phải thực hiện điều chỉnh giá cước phí để duy trì hoạt động kinh doanh cũng như đảm bảo các cam kết về chất lượng dịch vụ./.